Không thể phủ nhận AI đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các thành viên HĐQT, cũng như toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, GS.TS. Michael Hilb – Chủ tịch Viện Thành viên HĐQT Thụy Sĩ nhấn mạnh AI không phải phép màu thay thế hoàn toàn con người.
Sáng 13/8 tại TP.HCM, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) đã tổ chức thành công sự kiện “Directors Talk #17: Thành viên Hội đồng Quản trị là ai trong kỷ nguyên AI?”, với sự tham dự của gần 100 thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Ngay từ mở đầu, cách sự kiện được dẫn dắt đã gây bất ngờ cho tất cả những người tham dự khi AI đảm nhiệm vai trò MC, thay vì một MC “bằng xương bằng thịt” như các sự kiện khác. MC AI không chỉ dẫn chương trình trôi chảy mà còn tạo kết nối với khán giả, qua đó minh họa sống động cho tiềm năng của AI trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, kể cả trong các vai trò truyền thống như dẫn dắt sự kiện.
AI không phải phép màu có thể thay thế hoàn toàn con người
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện đại, HĐQT đóng vai trò then chốt với việc định hướng và bảo đảm sự phát triển bền vững của các công ty. Với sự hỗ trợ của AI, HĐQT có thể gia tăng đáng kể khả năng giám sát và quản lý, từ đó đảm bảo mọi hoạt động của công ty đều nằm trong giới hạn an toàn và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh những lợi ích rõ rệt đã được chứng minh của AI, GS.TS. Michael Hilb – Chủ tịch Viện Thành viên HĐQT Thụy Sĩ – đưa ra một góc nhìn khác. Ông cảnh báo những cạm bẫy có thể gặp phải khi suy nghĩ về AI, từ sự cường điệu đến lạc quan thái quá, đồng thời nhấn mạnh rằng mặc dù AI có khả năng hỗ trợ ra quyết định thông minh, nhưng trí tuệ và kinh nghiệm của con người vẫn giữ vai trò cốt lõi trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.
“AI không phải phép màu có thể thay thế hoàn toàn con người, mà là một công cụ mạnh mẽ cần được sử dụng một cách thông minh và có trách nhiệm“, vị Giáo sư cho hay.
Cũng theo ông Michael Hilb, sức mạnh của AI trong quản trị công ty được đánh giá thông qua 4 phạm trù với 4 câu hỏi chính. Thứ nhất là mức độ khả thi của công nghệ, thứ hai là những lợi ích về mặt kinh doanh, thứ ba là vấn đề pháp lý và thứ tư là phạm trù đạo đức.
“Những thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm về pháp lý rất nhiều. Khi sử dụng những công cụ này, trách nhiệm pháp lý cuối cùng thuộc về chính chúng ta chứ không phải máy móc“, ông nhấn mạnh.
Về lợi ích của việc ứng dụng AI và các công nghệ mới, ông Michael Hilb cho biết ở khía cạnh kinh doanh, chúng có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất cũng như đưa ra những thông tin chính xác về mặt dữ liệu, giảm những thiên kiến, định kiến, đồng thời giúp việc cá nhân hóa trở nên tốt hơn.
Vị Giáo sư còn chỉ ra rằng để tối ưu hóa việc ứng dụng AI vào kinh doanh, các thành viên HĐQT có thể kết hợp giữa tư duy con người và trí tuệ máy móc để tạo nên trí tuệ cộng hưởng, tập thể.
Sức mạnh hợp lực giữa AI và con người
Sự hợp lực giữa trí tuệ nhân tạo và con người để đem lại kết quả công việc tốt nhất cũng là phương pháp được ông Phùng Việt Thắng – Giám đốc Intel Việt Nam nhấn mạnh.
“AI ngày càng phát triển. Con người chúng ta cũng ngày càng tìm ra được những cách sống và làm việc phù hợp hơn với các yếu tố công nghệ mới. Vậy nên việc trộn hai nguồn lực với nhau luôn là thách thức.
AI hay bất cứ công nghệ nào cũng có quá trình phát triển và nằm trong sự phát triển của doanh nghiệp. Dù chúng ta ở vị trí HĐQT, người điều hành hay nhân viên bình thường thì công nghệ cũng tác động đến công việc của chúng ta. Vì vậy, cứ coi các hoạt động liên quan đến AI là bình thường, chấp nhận, tiêu hóa và tận dụng chúng một cách bình thường“, ông phân tích.
Cụ thể hơn, ông Thắng cho biết AI có thể giúp các thành viên HĐQT tập trung vào những hành động chiến lược bằng tư duy chiến lược và xử lý dữ liệu. Thứ hai, AI cũng hỗ trợ phân tích rất tốt trước khi đưa ra quyết định. Về quản trị rủi ro, ông cũng cho rằng “AI sẽ làm ít sai hơn con người”.
Không thể phủ nhận AI đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các thành viên HĐQT, cũng như toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, GS.TS. Michael Hilb – Chủ tịch Viện Thành viên HĐQT Thụy Sĩ nhấn mạnh AI không phải phép màu thay thế hoàn toàn con người.
Sáng 13/8 tại TP.HCM, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) đã tổ chức thành công sự kiện “Directors Talk #17: Thành viên Hội đồng Quản trị là ai trong kỷ nguyên AI?”, với sự tham dự của gần 100 thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Ngay từ mở đầu, cách sự kiện được dẫn dắt đã gây bất ngờ cho tất cả những người tham dự khi AI đảm nhiệm vai trò MC, thay vì một MC “bằng xương bằng thịt” như các sự kiện khác. MC AI không chỉ dẫn chương trình trôi chảy mà còn tạo kết nối với khán giả, qua đó minh họa sống động cho tiềm năng của AI trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, kể cả trong các vai trò truyền thống như dẫn dắt sự kiện.
AI không phải phép màu có thể thay thế hoàn toàn con người
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện đại, HĐQT đóng vai trò then chốt với việc định hướng và bảo đảm sự phát triển bền vững của các công ty. Với sự hỗ trợ của AI, HĐQT có thể gia tăng đáng kể khả năng giám sát và quản lý, từ đó đảm bảo mọi hoạt động của công ty đều nằm trong giới hạn an toàn và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh những lợi ích rõ rệt đã được chứng minh của AI, GS.TS. Michael Hilb – Chủ tịch Viện Thành viên HĐQT Thụy Sĩ – đưa ra một góc nhìn khác. Ông cảnh báo những cạm bẫy có thể gặp phải khi suy nghĩ về AI, từ sự cường điệu đến lạc quan thái quá, đồng thời nhấn mạnh rằng mặc dù AI có khả năng hỗ trợ ra quyết định thông minh, nhưng trí tuệ và kinh nghiệm của con người vẫn giữ vai trò cốt lõi trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.
“AI không phải phép màu có thể thay thế hoàn toàn con người, mà là một công cụ mạnh mẽ cần được sử dụng một cách thông minh và có trách nhiệm“, vị Giáo sư cho hay.
Cũng theo ông Michael Hilb, sức mạnh của AI trong quản trị công ty được đánh giá thông qua 4 phạm trù với 4 câu hỏi chính. Thứ nhất là mức độ khả thi của công nghệ, thứ hai là những lợi ích về mặt kinh doanh, thứ ba là vấn đề pháp lý và thứ tư là phạm trù đạo đức.
“Những thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm về pháp lý rất nhiều. Khi sử dụng những công cụ này, trách nhiệm pháp lý cuối cùng thuộc về chính chúng ta chứ không phải máy móc“, ông nhấn mạnh.
Về lợi ích của việc ứng dụng AI và các công nghệ mới, ông Michael Hilb cho biết ở khía cạnh kinh doanh, chúng có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất cũng như đưa ra những thông tin chính xác về mặt dữ liệu, giảm những thiên kiến, định kiến, đồng thời giúp việc cá nhân hóa trở nên tốt hơn.
Vị Giáo sư còn chỉ ra rằng để tối ưu hóa việc ứng dụng AI vào kinh doanh, các thành viên HĐQT có thể kết hợp giữa tư duy con người và trí tuệ máy móc để tạo nên trí tuệ cộng hưởng, tập thể.
Sức mạnh hợp lực giữa AI và con người
Sự hợp lực giữa trí tuệ nhân tạo và con người để đem lại kết quả công việc tốt nhất cũng là phương pháp được ông Phùng Việt Thắng – Giám đốc Intel Việt Nam nhấn mạnh.
“AI ngày càng phát triển. Con người chúng ta cũng ngày càng tìm ra được những cách sống và làm việc phù hợp hơn với các yếu tố công nghệ mới. Vậy nên việc trộn hai nguồn lực với nhau luôn là thách thức.
AI hay bất cứ công nghệ nào cũng có quá trình phát triển và nằm trong sự phát triển của doanh nghiệp. Dù chúng ta ở vị trí HĐQT, người điều hành hay nhân viên bình thường thì công nghệ cũng tác động đến công việc của chúng ta. Vì vậy, cứ coi các hoạt động liên quan đến AI là bình thường, chấp nhận, tiêu hóa và tận dụng chúng một cách bình thường“, ông phân tích.
Cụ thể hơn, ông Thắng cho biết AI có thể giúp các thành viên HĐQT tập trung vào những hành động chiến lược bằng tư duy chiến lược và xử lý dữ liệu. Thứ hai, AI cũng hỗ trợ phân tích rất tốt trước khi đưa ra quyết định. Về quản trị rủi ro, ông cũng cho rằng “AI sẽ làm ít sai hơn con người”.
“Ngoài ra, những yếu tố tuân thủ cũng mang tính máy móc hơn là cảm tính. Vì vậy, chúng ta có lẽ nên ngồi lại một chút để AI làm thì tốt hơn“, Giám đốc Intel Việt Nam chỉ ra.
Đối với bà Đặng Huỳnh Ức My – Chủ tịch HĐQT của TTC AgriS, AI giúp người lãnh đạo cải thiện thời gian tổng hợp thông tin và bao quát nhiều hơn. Tuy nhiên, bà tỏ ra lo ngại khi AI có thể cho người khác tham gia vào dữ liệu của doanh nghiệp. Vấn đề được đặt ra là liệu việc quản lý rủi ro về dữ liệu đã đủ chưa, đã có những phiên bản AI dành cho doanh nghiệp hay chưa.
“Cuối cùng, nguyên tắc lớn nhất là làm chủ quan điểm của mình với AI. Nếu làm theo kiểu tìm tòi về mặt khái niệm, chiến lược vạch ra sẽ bị rộng và chung chung. Mình cần phải làm rõ những thông tin đầu vào để AI có thể đưa ra những giải pháp phù hợp“, Chủ tịch TTC AgriS nêu quan điểm.
Directors Talk #17 đã khép lại với nhiều ý tưởng mới mẻ, mang đến cái nhìn toàn diện về tương lai của quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Sự kiện khẳng định một điều rằng AI, dù là công cụ mạnh mẽ, vẫn cần sự điều hướng của con người để thực sự phát huy hết tiềm năng.