Thăm làng nghề dệt lụa Phùng Xá: “Thủ phủ dâu tằm”

0
103
Làng nghề dệt Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích trải nghiệm làng nghề, đồng thời sản phẩm lụa tơ tằm đang mang lại giá trị kinh tế rất cao.

Một ngày làm thợ dệt

Đã bao đời nay, người Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) đã kỳ công gìn giữ nghề dệt lụa cổ truyền của mình. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xã Phùng Xá nổi tiếng với nghề dệt truyền thống. Những âm thanh lách cách chẳng thể lẫn từ những chiếc máy dệt theo tôi đi khắp làng dệt Phùng Xá.

Những âm thanh lách cách chẳng thể lẫn từ những chiếc máy dệt

Những âm thanh lách cách chẳng thể lẫn từ những chiếc máy dệt

Đến đây, được nghe những nghệ nhân kể chuyện về những thời kỳ hoàng kim của làng nghề dệt cùng những thời kỳ suy tàn đến giải thể, chúng ta mới thấy thấm thía sự vất vả của những thế hệ đã từng gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm. Có lẽ, khách du lịch và những người yêu trải nghiệm, yêu làng nghề khi đến với nơi này không chỉ hấp dẫn bởi những sản phẩm dệt thủ công chất lượng mà còn ấn tượng bởi giá trị văn hóa lịch sử một thời.

Một nghệ nhân cao niên cho biết, tuy có sự kết hợp khung dệt cũ với các loại máy móc công nghệ cao nhưng những nghệ nhân nơi này, đặc biệt là những người lớn tuổi trong làng, hầu hết đều sở hữu tay nghề dệt khá cao. Bằng sự sáng tạo và tình yêu với nghề, những nghệ nhân trong làng đã bám chặt lấy nghề và tạo ra sức sống mới cho làng nghề của mảnh đất này. Hiện nay giá trị kinh tế từ nghề rất lớn.

Đến với làng nghề dệt Phùng Xá, chúng ta đều thầy mỗi gia đình thường có từ 1 đến 4 máy dệt. Các hộ thường lấy nguyên liệu về nhà dệt, nhuộm, sau đó giao lại cho cơ sở để cắt và may hoàn thiện sản phẩm. Những sản phẩm lụa tơ tằm được làm thủ công, chất lượng và đa dạng màu sắc là những sản phẩm tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn và trí tuệ của thợ dệt lụa Phùng Xá.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã kế thừa và phát huy giá trị nghề với sản phẩm chăn do con tằm tự nhả tơ

Đặc biệt là được gặp Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, người đã sáng tạo ra những sản phẩm dệt độc đáo chính là sản phẩm chăn do con tằm tự dệt mà không cần đến kéo sợi, ươm tơ. Nghe bà chia sẻ kinh nghiệm “như lòng bàn tay” về tập quán sinh hoạt của con tằm, và đã thành công trong việc điều khiển chúng tự dệt lên tấm kén phẳng như thế nào. Nghệ nhân Thuận cũng chia sẻ về việc nghiên cứu dệt tấm vải lụa từ sợi tơ lấy từ cuống sen, tạo ra một sản phẩm mang đậm hồn quê Việt có thể xuất khẩu và được du khách tìm đến trong các chuyến du lịch trải nghiệm.

Tiếng lành đồn xa, khách hàng biết đến lụa Phùng Xá ngày một nhiều hơn. Những khung cửi trong xưởng dệt trước đó phủ bạt lặng thinh nay lại rộn ràng tiếng thoi đưa, nong kén chật lối. Nhờ vậy, nhiều thợ ươm tơ, dệt vải trong làng có thêm động lực bám trụ với nghề truyền thống.

Nâng cao giá trị kinh tế làng nghề

Làng nghề Phùng xá đang tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân. Thay vì dệt lụa, các hộ đã chuyển sang dệt khăn mặt, khăn tắm tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu.

Các sản phẩm dệt khăn mặt, khăn tắm được tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu

Các sản phẩm dệt khăn mặt, khăn tắm được tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu

Phó Chủ tịch UBND xã Phùng Xá Phan Thị Nhung cho biết, toàn xã hiện có khoảng 1.700/2.230 hộ gia đình chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khăn mặt, khăn tắm… Nghề đã tạo việc làm cho 4.500 lao động trên địa bàn và khoảng 2.000 lao động vùng lân cận. Giá trị kinh tế làng nghề chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế toàn xã.

Các hộ sản xuất, doanh nghiệp ở địa phương đã rất tích cực tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thành phố Hà Nội nhằm xây dựng thương hiệu, quy chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Trong đó có 8 chủ thể và 34 hộ sản xuất, doanh nghiệp với sản phẩm như “Khăn lụa tơ tằm”, “Khăn lụa tơ sen”, “Chăn bông tơ tằm tự dệt”; các sản phẩm khăn mặt, khăn tắm làm từ sợi nở, sợi tre, sợi cotton… đã được chứng nhận.

Sản phẩm lụa tơ tằm tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn và trí tuệ của thợ dệt

Sản phẩm lụa tơ tằm tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn và trí tuệ của thợ dệt

Theo ông Phạm Đình Thành, Giám đốc Công ty TNHH Dệt may Thành Long, doanh nghiệp đã sản xuất được dòng sản phẩm khăn bông sợi nở có khả năng thấm hút cao, mềm mại, tiện dụng, an toàn. Sản phẩm đang được bày bán ở nhiều siêu thị và được các khách sạn đặt hàng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật.

Cũng như ông Thành, Ông Đỗ Hữu Trí, chủ cơ sở dệt ở thôn Hạ, xã Phùng Xá cho biết: Xưởng sản xuất của gia đình ông có 20 lao động tập trung. Ngoài ra, cơ sở còn gián tiếp tạo việc làm cho hàng trăm lao động vệ tinh nhận hàng về làm tại nhà.

Những sản phẩm lụa tơ tằm tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn và trí tuệ của thợ dệt lụa Phùng Xá, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là mang lại giá trị kinh tế cao và tạo sinh kế cho người dân địa phương.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây