Tuổi 35, ở giai đoạn nút thắt của sự nghiệp, tôi nhận ra: Làm việc khó chính là “tích vốn” để lập thân, chọn việc dễ chẳng khác nào “sập hố”

0
271

Đằng sau những công việc tưởng chừng như dễ dàng lại là cái giá mà không phải ai cũng muốn chấp nhận.

Gần đây, tôi đọc được một bài viết của một cựu nhân viên của Tencent phàn nàn về trải nghiệm nhảy việc của mình trong một nhóm về công việc trên mạng xã hội.

Anh ấy vì cảm thấy các công ty Internet lớn làm việc vất vả và không ổn định nên chấp nhận giảm 65% lương và làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước.

Ban đầu anh ấy nghĩ rằng mình có thể cứ vậy thoải mái suốt quãng đời còn lại. Không ngờ rằng mọi việc ở nơi làm việc lại không diễn ra như dự tính.

Anh ấy muốn quay lại làm việc cho một công ty Internet lớn, nhưng lại phát hiện ra một vấn đề: doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một nhãn dán mà anh không thể cởi bỏ.

Xét cho cùng, trong mắt nhiều nhà phỏng vấn, doanh nghiệp nhà nước vừa là một công việc ổn định, vừa là một công việc tương đối nhàn nhã.

Trong lòng họ sẽ có một dấu chấm hỏi: Những người bước ra từ đó có năng lực và giá trị đến đâu?

Điều này khiến anh dở khóc dở cười. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng có một công việc tưởng chừng dễ dàng lại là yếu tố trừ điểm khi đi xin việc.

Điều này làm tôi nhớ đến trải nghiệm của blogger có nickname là Vân Bắc. Sau khi tốt nghiệp một trường đại học khá danh tiếng, anh làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước.

Công ty trả lương rất hậu hĩnh, khối lượng công việc tương đối nhẹ nhàng.

Anh ấy thường uống trà và trò chuyện trong văn phòng khi không có việc gì làm mỗi ngày. Nửa giờ trước khi tan sở, anh ấy bắt đầu thu dọn đồ đạc và rời đi.

Thời gian trôi qua, anh ấy bắt đầu thích cuộc sống thoải mái, thư thái như vậy.

Trong thời gian này, công ty đã tổ chức nhiều khóa đào tạo kỹ năng nhưng anh ấy không bao giờ tham dự với lý do có việc phải làm.

Sau đó, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, họ tiến hành cải cách doanh nghiệp.

Sau khi điều chỉnh thì mọi người đều bị áp chỉ số kinh doanh.

Trước đây, anh ấy có thể dễ dàng làm được điều đó. Nhưng hiện tại, năng lực đã suy giảm nghiêm trọng, anh ấy không thể làm tốt bất cứ việc gì.

Đằng sau những công việc tưởng chừng như dễ dàng lại là cái giá mà không phải ai cũng muốn chấp nhận. Năng lượng của xã hội này được bảo tồn và có đi thì mới có lại.

Nếu bạn chọn sự nhàn nhã, bạn chọn hạ giá bản thân. Nếu bạn chọn hời hợt, bạn chọn hủy hoại tiền đồ của chính mình.

Hồi tôi học đại học, trường có lớp hướng nghiệp.

Trước khi tốt nghiệp, một sinh viên hỏi giảng viên trên lớp: Sau khi tốt nghiệp, em nên chọn nghề ra sao?

Câu trả lời của thầy đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi.

Thầy dùng một chiếc cổng hẹp và một chiếc cổng rộng để minh họa:

Chọn một công việc thoải mái, dễ chịu cũng giống như bước qua một cánh cửa rộng, ban đầu sẽ rất dễ, nhưng càng về sau đường càng ngày càng hẹp;

Lựa chọn một công việc đầy thử thách cũng giống như bước qua một cánh cửa hẹp, ban đầu sẽ khó khăn nhưng càng về sau con đường càng rộng mở.

Những nỗ lực của một người ở nơi làm việc sẽ được hồi đáp lại theo một cách tương đương.

A đến từ một ngôi làng miền núi hẻo lánh, sau khi tốt nghiệp, anh vào Huawei làm việc.

Anh ấy chia sẻ bản thân vừa ghét nhưng cũng vừa yêu Huawei. Anh ấy cảm thấy đó vừa là địa ngục, cũng vừa là thiên đường cho chính mình.

Địa ngục là gì?

Làm việc từ 9h sáng đến 10h tối là chuyện bình thường. Có những đợt khi đang làm một dự án, anh ấy phải làm thêm giờ đến 12 giờ trong ba tháng liên tục.

Anh thường cảm thấy lo lắng. Sự thúc giục từ người giám sát và những lời phàn nàn từ khách hàng khiến anh nhận ra rằng ngay cả giữa mùa đông, mình cũng vẫn có thể đổ mồ hôi đầm đìa.

Vậy thiên đường là gì?

Mức lương và tiền thưởng cuối năm của anh là những con số nằm ngoài tầm với của người bình thường.

Không chỉ có vậy.

Những người như anh ấy cũng rất nổi tiếng trong thị trường nhân tài. Khi anh ấy đi phỏng vấn, HR chỉ cần nghe đến từ Huawei đã có một cái nhìn khác.

Trưởng thành là gánh nặng trên vai, đằng sau mức lương cao là rất nhiều cay đắng.

Một công việc có độ khó nhất định là cái vốn bạn cấp cho mình để lập thân, và cũng là nơi để trau dồi bản thân.

Nhà văn Pang Jinling đã chia sẻ câu chuyện về một người bạn của cô.

Người bạn này chịu trách nhiệm thực hiện 6 dự án IPO cùng lúc.

Cô gác lại mọi hoạt động khác và tập trung toàn bộ thời gian, sức lực cho sáu dự án IPO trước mắt.

Khi đi công tác, cô làm việc trên máy bay và tàu cao tốc, luôn theo dõi kịp thời từng bước tiến độ.

Sau một ngày dài chạy loanh quanh và trở về khách sạn, việc đầu tiên cô ấy làm là bật máy tính lên để trả lời email và sắp xếp nội dung công việc.

Trong vòng một năm, cả sáu dự án IPO của cô đều được niêm yết thành công, cô ấy trở nên nổi tiếng trong giới kiểm toán.

Vì vậy, cô được một công ty kế toán đề bạt làm đối tác, nhận mức lương hàng năm là hàng tỷ đồng và đạt được tự do tài chính.

Muốn cuộc sống dễ chịu hơn, thì phải chịu được khổ trong công việc.

Ai cũng hy vọng có đủ cơm ăn, đủ áo mặc, có thể trả hết tiền thế chấp, nuôi con và có thể thức dậy lúc nửa đêm mà không sợ hãi.

Muốn có cuộc sống tốt đẹp như vậy, chúng ta phải học cách đối mặt với khó khăn.

Có một câu chuyện như sau:

Có một người đàn ông gặp một vị thiền sư già và phàn nàn với vị thiền sư già rằng công việc rất vất vả, anh ta muốn trở thành một tu sĩ và tu tập.

Thiền sư già nói với anh: “Tại sao phải bỏ việc để tu hành? Bây giờ anh chán công việc của mình, anh muốn đi tu. Nếu anh chán việc đi tu thì sao?”

Người đàn ông không nói nên lời.

Thiền sư già nói tiếp:

“Nếu anh không thể đương đầu với công việc thì làm sao bạn có thể đương đầu với việc đi tu?

Anh phải biết rằng những quy tắc và giới luật nghiêm ngặt của việc tu tập trong tu viện cũng không kém phần khó khăn so với công việc. Chẳng phải bản thân công việc cũng là một hình thức tu tập sao?”

Trên thế giới này, rất ít người thích làm việc.

Hầu hết mọi người đều tránh né một cách mù quáng, và suốt đời họ vẫn chỉ là một người rung chuông.

Nhưng luôn có một số người sống rất minh bạch, coi nơi làm việc như đạo trường và công việc của mình như một sự tu hành.

Maynard Webb là giám đốc điều hành của eBay và là huyền thoại đã giúp công ty đạt được mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là 3.000%.

Nhưng bạn biết gì không? Công việc đầu tiên của Maynard là nhân viên bảo vệ bình thường tại IBM

Nhiệm vụ hàng ngày của anh là canh cửa, kiểm soát người dân và thỉnh thoảng tuần tra để chỉ đường cho người khác.

Lương tuy thấp nhưng cũng nhàn hạ. Những người bảo vệ khác cả ngày không có việc gì làm, chỉ ngồi hút thuốc khi không có việc gì làm.

Nhưng Maynard không muốn tiếp tục như vậy. Anh ấy muốn sử dụng nền tảng IBM để cải thiện bản thân.

Một lần, khi IBM muốn bẻ khóa một hệ thống, Maynard đã tình nguyện tự học lập trình.

Lãnh đạo không đồng tình và cho rằng nhân viên bảo vệ không đủ tiêu chuẩn đăng ký.

Anh không hề tức giận mà cố gắng nói: “Tôi sẽ làm tốt công việc của mình. Để tôi thử thì cũng đâu có hại gì phải không?”

Bằng cách này, anh đã có được quyền truy cập vào hệ thống và giúp công ty giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp.

Anh chuyển đổi từ một nhân viên bảo vệ thành một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật máy tính.

Sau khi trở thành lập trình viên, Maynard nhanh chóng bắt đầu vạch ra con đường phát triển mới. Anh chủ động đảm nhận công việc không phải trách nhiệm của mình và do đó thành thạo nhiều khả năng giải quyết vấn đề.

Cuối cùng, anh trở thành giám đốc điều hành của eBay, chủ tịch Yahoo và thành lập công ty đầu tư của riêng mình, giá trị tài sản ròng của anh đã tăng lên gấp nhiều lần.

Về phần những đồng nghiệp làm công việc bảo vệ của anh, vì đã già, cả thể lực lẫn tinh thần đều không còn, phần lớn chỉ có thể dựa vào quỹ cứu trợ để tồn tại.

Điều quyết định sự giàu có và chất lượng cuộc sống của một người là quan điểm của anh ta về công việc.

Nếu hiện tại bạn tìm kiếm sự thoải mái, bạn sẽ phải trả giá cho một tương lai tàn khốc.

Nếu hiện tại chọn cố gắng, vậy thì cuộc sống sau này sẽ dễ dàng hơn.

Thực ra, những quy tắc ở nơi làm việc và những quy tắc của cuộc sống đều có ở đó:

Khi một người cảm thấy khó khăn thì đó cũng là lúc người đó trưởng thành nhanh nhất.

Bạn đã bao giờ nghe tới câu chuyện này hay chưa?

Một con chuột chui vào hũ gạo hàng ngày sau khi ăn xong, nó ngủ thiếp đi và cảm thấy rất thoải mái.

Bỗng một ngày, gạo trong thùng đã cạn.

Lúc này con chuột mới nhận ra rằng mình đã bị mắc kẹt trong thùng gạo và không thể thoát ra được.

Tất cả chúng ta sẽ cười nhạo con chuột này là ngu ngốc.

Nhưng chẳng phải chúng ta cũng bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm một công việc “dễ dàng” giống như vậy sao?

Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn một câu trong cuốn “The Weather Man”:

“Bạn có biết: Việc khó làm và việc nên làm thường là cùng một việc, phàm là những việc có ý nghĩa thì đều không dễ dàng”.

Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây