Chìa khóa thành công: khả năng suy nghĩ tích cực

0
1641

Lần gần đây nhất trong đầu bạn xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực là khi nào? Còn những suy nghĩ tích cực? Nếu câu trả lời bên trên chiếm áp đảo thì bạn nên tìm cách giải thoát qua bài viết dưới đây về khả năng suy nghĩ tích cực.

Giới thiệu

Bạn biết không não bộ của chúng ta được lập trình để chạy lại những dữ kiện trước đây, nó giúp bạn rút ra những kinh nghiệm để không phạm phải những vấn đề đó nữa. Tiếc thay, vì cần phải có vấn đề thì hoạt động này mới chạy nên trong đầu mình hay tua đi tua lại những tình huống không mấy vui vẻ, và chúng ta dần chìm vào những nỗi buồn phiền, suy nghĩ u ám và chán nản.

Vậy làm sao để bứt ra khỏi vòng lặp trên? Để mỗi buổi sáng bạn thức dậy với tâm trạng phấn khởi rằng hôm nay là một ngày mới và mình có thêm một cơ hội để thực hiện những điều tuyệt vời mà mình đã mong muốn từ lâu, hãy tập những tips đơn giản sau đây nhé để có khả năng suy nghĩ tích cực.

Ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực

Để hiểu được ảnh hưởng của suy nghĩ tích cực, bạn hãy thử suy nghĩ về những chuyện tiêu cực bạn đang gặp phải trong 30 giây nhé. Rồi, bạn đang cảm thấy thế nào?

Hầu hết các cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như sợ hãi hoặc tức giận, được thiết kế để giúp sống sót. Chúng khiến chúng ta phải hành động nhanh chóng và hiệu quả để cứu bản thân khỏi bất cứ điều gì đang đe dọa chúng ta. Điều này có nghĩa là họ cũng ngăn chúng ta khỏi bị phân tâm bởi những thứ khác xung quanh chúng ta.

Cho đến nay, khả năng này chứng tỏ nhiệm vụ rất tốt về mặt sinh tồn. Nếu có một con gấu đứng trước mặt bạn, bạn không muốn dừng lại để hái hoa đúng không.

Nhưng nếu bạn có nhiều việc phải làm và bạn lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành công việc, điều cuối cùng bạn cần là não phải tắt và chỉ tập trung vào danh sách ‘Việc cần làm’ của bạn trong bao lâu có.

Suy nghĩ tiêu cực là một thói quen, một cái gì đó bạn có thể đào tạo bộ não của bạn để tránh. Suy nghĩ tiêu cực liên tục có thể khiến bạn dễ bị căng thẳng hơn và có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, như trầm cảm.

Cách thực hành suy nghĩ tích cực

Ý thức được rằng bạn đang sa vào suy nghĩ tiêu cực

Bạn cần phải tỉnh táo ý thức được những suy nghĩ của mình thì mới có thể thay đổi chúng. Hãy học cách để ý được lúc nào bạn đang chìm vào những suy nghĩ tiêu cực. Hãy nhắc nhở bản thân rằng chuyện này thật tốn thời gian.

Thay vào đó, hãy viết những suy nghĩ của mình ra. Hãy xác định điều gì khiến bạn nghĩ như vậy, nhớ là càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn như suy nghĩ “Sếp của tôi đi vào nói chuyện với tôi, khiến tôi bắt đầu lo sợ rằng ông ấy đang chán ngán những gì tôi làm. Tôi là kẻ bất tài.”

Việc này sẽ giúp bạn ‘làm tỉnh’ lại đầu óc mỗi khi chúng chuẩn bị chìm vào một mớ suy nghĩ không đâu như vậy.

Tìm những dẫn chứng chứng minh

Rất nhiều suy nghĩ tiêu cực bạn tự nói với mình thực ra không hề đúng. Bạn cần phải thách thức lại những niềm tin cũ kỹ của bản thân. Hãy chuyển những suy nghĩ tiêu cực sang thành những câu hỏi như “Liệu mình có phải đồ bất tài không? Có thật là mình thất bại trong mọi chuyện không?” rồi tự đi tìm câu trả lời cho chúng. Bạn có thể chẳng tìm được nhiều đâu.

Tiếp đến, hãy nhìn vào điều ngược lại. Hãy đặt câu hỏi bạn có phải người thành công không? Năm ngoái bạn có được thăng chức không? Bạn có phải ông bố/bà mẹ tốt không? Hãy viết chúng ra một danh sách cụ thể. Hoạt động viết lách sẽ giúp bạn tăng cường trí nhớ.

Tiếp đến hãy kiểm tra lại các bằng chứng bạn vừa viết ra. Có thể hiện tại bạn chưa thành công, nhưng không phải hầu hết mọi người cũng vậy hay sao? Có thể bạn sẽ còn thành công hơn. Mục tiêu của việc này là nhìn nhận bản thân bạn một cách chính xác hơn.

Thực hành, thực hành và thực hành

Những ý nghĩ mới của bạn sẽ không còn chây ỳ mãi sau một giấc ngủ đêm sâu nữa. Bạn đã tiêu tốn nhiều năm phán xét bản thân một cách khắc nghiệt. Những ý nghĩ đó đã ăn sâu bám rễ chặt chẽ với nhau qua các liên kết neuron.

Tuy nhiên, bạn có thể biến những ý nghĩ mới thành một thói quen chỉ trong một thời gian ngắn. Cuối năm 2014, một nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu và trị liệu Behavior Research and Therapy đã chỉ ra rằng những người luyện tập phương pháp tự đánh giá nhận thức này đã giảm được đáng kể các suy nghĩ tiêu cực chỉ trong 16 tuần. Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhà khoa học Phillippe R. Goldin của ĐH Stanford và khảo sát trên 75 người tham gia.

Mấu chốt ở đây là hãy thực hành thật nhiều. Hãy viết ra tất cả những ý nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng đang “hoành hành” rồi thách thức chúng bằng những câu hỏi phản biện và đối lập như trên. Việc khẳng định lại những điều tích cực như “Tôi cũng khá sáng dạ” hay “Tôi là một ông bố tốt đấy chứ” cũng khá có ích trong trường hợp này.

Bạn cũng cần phải lặp lại kỹ thuật này nhiều lần, cũng giống như việc thân hình chắc khỏe không thể nào là kết quả của 1-2 lần tập luyện. Với trí óc, chúng ta cũng cần một chế độ luyện tập tương tự.

Cường điệu hóa suy nghĩ của bạn

Một lúc nào đó bạn hãy cứ chìm theo những suy nghĩ tiêu cực của mình tới cùng xem nó sẽ đi đến đâu. Bạn nghĩ bạn là kẻ bất tài? Hãy nói với chính mình rằng bạn là kẻ bất tài nhất cái nước này. Nếu có những cuộc thi Olympic cho người bất tài thì hẳn bạn phải thắng cả tá huy chương vàng, những tạp chí danh tiếng sẽ để mặt bạn lên trang bìa với dòng chữ “Chân dung kẻ bất tài nhất hành tinh”.

Hẳn là bạn sẽ phải bật cười. Chỉ riêng điều đó thôi cũng khiến bạn cảm thấy khá hơn rồi. Đôi khi hãy thử thổi phồng những suy nghĩ tiêu cực đó để thấy bạn đã ngớ ngẩn đến mức nào khi nghĩ vậy nhé.

Chuyển làn

Nếu một chiếc xe tải lao về phía bạn trên đường cao tốc, chắc chắn theo phản xạ bạn sẽ chuyển xe sang làn khác ngay lập tức. Bạn cũng cần làm như vậy khi những ý nghĩ tiêu cực bắt đầu dâng cao.

Hãy lập tức chuyển đầu óc bạn sang những việc khác. Bạn thậm chí có thể sử dụng những cử chỉ tay y như khi bạn lái xe. Hãy thả đầu óc mình vào những chủ đề bạn thấy thú vị, chẳng hạn như một vấn đề nào đó bạn đang muốn giải quyết ở chỗ làm, một kế hoạch du lịch phương hay một thú vui thường làm khi rảnh rỗi. Trí óc bạn sẽ không thể ‘cầm cự’ mãi hai thứ một lúc, và sẽ phải thả dần những suy nghĩ tiêu cực đi và đón chào khả năng suy nghĩ tích cực.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây