Những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công

0
217

Quản lý tài chính cá nhân là chìa khóa mang đến cho bạn sự tự do tài chính. Sau đây là những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân giúp bạn đạt được những mục tiêu tài chính một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Hiểu về tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân được hiểu đơn thuần chính là những việc làm, những hoạt động hàng ngày liên quan đến tiền như: kiếm tiền, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Do sự khác biệt về thu nhập, nhu cầu và thói quen chi tiêu. Vì thế mỗi người sẽ có gặp những vấn đề về tài chính khác nhau.

Quản lý tốt tài chính cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, tiêu biểu như sau:

  • Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn sử dụng tiền đúng mục đích, tránh lãng phí. Giúp bạn từng bước đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai.
  • Khi quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn sẽ luôn chủ động trước những biến cố xảy đến bất ngờ như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, dịch bệnh…
  • Khi quản lý tốt tài chính cá nhân còn giúp bạn gia tăng tài sản đáng kể. Bởi các khoản đầu tư thành công là công cụ tạo ra tiền một cách thụ động.

Những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng

Sau đây là 3 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân, được đông đảo mọi người áp dụng và tạo được những kết quả thành công ấn tượng.

Nguyên tắc 6 cái lọ.

Nguyên tắc này được sáng tạo bởi Harv Eker – Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Bí mật của tư duy triệu phú”.

Theo nguyên tắc này thì tổng thu nhập được chia trong 6 chiếc lọ với những tỷ lệ cụ thể như sau:

  • Chiếc lọ thứ nhất: gồm các khoản chi tiêu thiết yếu cho cuộc sống như: tiền nhà, tiền sinh hoạt, ăn uống, đi lại. Các khoản chi này sẽ chiếm 55% / Tổng thu nhập.
  • Chiếc lọ thứ hai: gồm các khoản tiền tiết kiệm dài hạn. Khoản tiết kiệm này chiếm 10%/Tổng thu nhập.
  • Chiếc lọ thứ ba: gồm những khoản tiền được sử dụng để đầu tư, tạo nên những nguồn thu nhập thu động trong tương lai. Mục tiêu của khoản đầu tư này là tạo dựng những nguồn thu nhập thụ động trong tương lai. Khoản đầu tư này chiếm 10%/Tổng thu nhập.
  • Chiếc lọ thứ tư: gồm những khoản chi cho hưởng thụ cá nhân. Chúng sẽ chiếm 10%/Tổng thu nhập.
  • Chiếc lọ thứ năm: gồm những khoản chi đầu tư phát triển bản thân. Chúng cũng sẽ chiếm 10%/Tổng thu nhập.
  • Chiếc lọ thứ sáu – Đây là chiếc lọ đặc biệt gồm những khoản chi với mục đích thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hay đơn giản là những món quả nho nhỏ để thăm hỏi mọi người. Những khoản cho đi này chiếm 5%/Tổng thu nhập.

Nguyên tắc 50 – 20 – 30.

50 – 20 – 30 là giải pháp đơn giản giúp chúng ta quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Theo đó, tổng thu nhập của bạn sẽ được chia thành 3 nhóm chính, với tỷ lệ cơ bản chi tiết như sau:

  • Nhóm 1 chiếm 50%: gồm các chi phí cố định phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như: chi phí sinh hoạt, ăn uống, học hành…
  • Nhóm 2 chiếm 30%: gồm các phi phí phục vụ hưởng thụ, vui chơi, giải trí, mua sắm.
  • Nhóm 3 chiếm 20%: gồm các khoản tiết kiệm và đầu tư dài hạn.

Nguyên tắc Kakeibo.

Kakeibo là phương pháp giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu của mình. Kakeibo được thực hiện thông qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị cho mình 1 cuốn sổ tayKakeibo

Bước 2 – Thực hiện ghi chép đầy đủ các khoản thu.

Bước 3 – Thực hiện ghi chép đầy đủ các khoản chi

Bước 4 – Ghi lại chính xác số tiền mà bạn muốn tiết kiệm.

Bước 5 – Phân loại và ghi chép đầy đủ các khoản thu chi theo 4 mục cơ bản:

  • Chi thiết yếu: đồ ăn, thức uống, thuốc men, xăng xe…
  • Khoản chi không thiết yếu: shopping, café, đi ăn nhà hàng…
  • Chi chi nhu cầu giải trí: đi xem phim, xem ca nhạc, du lịch,
  • Các khoản chi phát sinh ngoài dự kiến như: đi đám tang, đám cưới, sinh nhật…

Bước 6 – ‘Cam kết’ thực hiện tài chính trong tháng.

Bạn sẽ cắt giảm những khoản chi không thiết yếu, không cần thiết như: café, đi ăn nhà hàng, quần áo đắt đỏ…

Bước 7 – Tổng kết.

Cuối mỗi tháng, bạn hãy so sánh những chi tiêu và tiết kiệm.

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn như trên. Bạn hãy tiếp tục tự vấn bản thân bằng 4 câu hỏi như sau:

1. Bạn đã thực hiện được mục tiêu tiết kiệm trong tháng này hay chưa?

2. Khoản mục nào đã khiến bạn phải chi tiêu nhiều nhất?

3. Khi áp dụng phương Kakeibo, bạn có tiết kiệm hơn hay không?

4. Những tháng tiếp theo, bạn dự định sẽ làm gì để tiết kiệm hơn?

Nếu trả lời được cả 4 câu hỏi trên một cách rạch ròi, rành mạch. Điều này chứng tỏ, bạn đã thực sự am hiểu và nắm rõ cốt lõi của phương pháp Kakeibo

Hy vọng với những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân ưu việt trên sẽ giúp bạn sớm hoàn thành được các mục tiêu tài chính của bản thân trong thời gian ngắn nhất.

Theo ANTĐ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây